Cây đinh lăng có tác dụng gì ? Sao đinh lăng được gọi là “ thần dược” trong dân gian

Cây Đinh lăng từ lâu trong dân gian Việt Nam đã lưu truyền về công dụng thần kì và tác dụng của nó trong việc chữa bệnh hay tăng cường bồi bổ sức khỏe, đến mức Đinh Lăng được ví có tác dụng ngang với cây ” nhân sâm”

1. Nguồn gốc của giống cây thảo dược “Đinh lăng “

Cây đinh lăng trong dân gian Việt Nam được gọi được gọi dưới  nhiều cái tên khác nhau như nam dương sâm, cây gỏi cá, thuộc họ Cuồng cuồng hay Nhân sâm, được trồng phổ biến để làm cảnh ở nhiều gia đình và làm thuốc trong y học cổ truyền.

Ngoài ra Đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosumPanax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cây đinh lăng

2. Các bộ phận thường được sử dụng trong Đinh lăng

Trong dân gian thường thấy người ta dùng lá cây Đinh lăng, tuy nhiên bộ phận dùng đúng là rễ đã phơi hay sấy khô.

Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm, vào mùa này rễ cây mềm và chứa nhiều hoạt chất. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô ở chỗ mát để giữ nguyên tính chất. Sau khi phơi khô, rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng.Ngoài ra củ đinh lăng còn được chiết xuất thành các tinh chất sử dụng trong các sản phẩm tăng cường bảo vệ sức khỏe

>> Tham khảo thêm : Thực phẩm tăng cường sức khỏe chiết xuất từ củ đinh lăng

3. Tính chất trong cây “ đinh lăng” tạo nên tên tuổi của nó

Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.

Lá đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất. Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất, nhưng chỉ có 3 hợp chất là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.

4. Tác dụng của cây Đinh Lăng theo các nghiên cứu

Tác dụng của cây đinh lăng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Theo như các công trình nghiên cứu nhiều năm của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao Đinh lăng có tác dụng:

+ Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng

+ Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ và tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Khi bộ đội luyện tập hành quân được sử dụng viên bột rễ đinh lăng thì khả năng chịu đựng, sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể.

Các nghiên cứu của nước ta cũng cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.

+ Dịch chiết rễ và bột rễ Đinh Lăng có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.

+ Nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.

Tác dụng của cây Đinh lăng theo nghiên cứu y học cổ truyền

Vị thuốc từ cây Đinh lăng  được dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi.

Ngoài cây còn có tác dụng dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ.

+Thân và cành” đinh lăng “được sử dụng để chữa đau lưng và phong tê thấp

+ Lá  cây “đinh lăng” dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú ngoài ra lá cây còn có công năng giải độc, kháng dị ứng được sử dụng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy

+ Rễ của cây đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.

5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng được dân gian lưu truyền

Cải thiện tình trạng viêm gan mạn tính:

+ Chuẩn bị : Rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g.

+ Cách làm : Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

Trị đau lưng mỏi gối và đau nhức cơ thể do phong tê thấp :

+ Chuẩn bị : Thân cành đinh lăng 20 – 30g.

+ Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 3 lần và dùng hết trong ngày. Trong trường hợp đau nhiều, có thể gia thêm 1 ít cam thảo, cúc tần và rễ cây xấu hổ.

Chữa đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt :

Uống nước lá đinh lăng còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ lưu thông khi huyết, chữa rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định đường huyết. Nước lá đinh lăng cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh.

+ Chuẩn bị : Lá cành và lá đinh lăng vừa đủ dùng, rửa sạch, sao vàng, bảo quản nơi khô ráo

+ Thực hiện : Mỗi ngày, sắc lá và cành đinh lăng với nước uống thay chè, kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả.

Chữa tắc tia sữa, căng vú sữa cho mẹ sau sinh :

+ Chuẩn bị  : Rễ cây đinh lăng 30 – 40g rửa sạch và bình sắc thuốc chuyên dụng

+ Thực hiện : Đổ 500ml nước vào bình ,Sắc đến khi còn 250ml. Uống khi  nước còn nóng. Dùng trong 2 – 3 ngày, vú hết nhức,sữa chảy bình thường.

Lưu ý: Nếu nước nguội thì nên hâm lại, uống hết trong ngày, không nên uống nước lạnh hoặc để sang hôm sau. Ngoài ra, nếu nhà bạn không trồng đinh lăng, để tiện sử dụng, nên sao vàng, bảo quản lá trong hủ thủy tinh rồi hãm lấy nước uống như chè. Bên cạnh đó, có thể lấy 50 – 100g lá đinh lăng băm nhỏ với 1 cái bong bóng lớn, nấu thành cháo với gạo nếp để chữa ít sữa.

Giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ :

Sau khi sinh, cơ thể chị em thường yếu đi, cơ thể hư hao đáng kể nên cần được bồi bổ để phục hồi sức khỏe.Có thể uống nước lá đinh lăng hoặc dùng lá đinh lăng nấu canh lấy nước uống để cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất.

+ Chuẩn bị  :  Lấy 150 – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch

+ Thực hiện : Hãm với 200ml nước sôi, đậy kín nắp, sau 5 – 7 phút thì mở ra, đảo qua đảo lại vài lần rồi chắt ra ly uống nước đầu tiên.Tiếp tục cho thêm 200ml nước vào, đun sôi, để lấy nước thứ 2. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng dị ứng biến mất.

Giảm giật mình khi đang ngủ ở trẻ em  :

Gối lá đinh lăng có tác dụng chữa trị chứng ra mồ hôi trộm, chống giật mình giúp trẻ có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Thực hiện: Đem phơi khô lá đinh lăng rồi trải xuống giường hoặc lót vào gối cho trẻ nằm.

Chữa mỏi mệt, biếng vận động :

+ Chuẩn bị  : 5g rễ phơi khô thái mỏng rồi thêm vào đó 100ml nước. Đun sôi trong 15 phút, chia làm 2–3 lần uống trong ngày.

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực:

Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoăc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Lá đinh lăng chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu:

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác. Các nhà đã chứng minh được rằng dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh.

Bên cạnh đó lá đinh lăng cũng có công dụng tăng cường sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc.Sử dụng lá đinh lăng giúp người bệnh an thần, ngủ ngon giấc và sâu giấc hơn.Đối với người bệnh có triệu chứng đau đầu thì lá đinh lăng có thể phát huy công dụng giảm đau, cải thiện tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, khi thức dậy, người dùng còn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.

Các cách sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ:

+ Sử dụng gối đinh lăng chống mất ngủ:  Lá non cây đinh lăng lá nhỏ và rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn bám trên lá. Sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá. Nên phơi lá vừa tới, tránh bị ròn, kiểm tra lá còn có độ dẻo nhất định là có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp xong rồi đem lá đi hút ẩm ở nhiệt độ quy định. Sau đó trộn với bông gòn và lá đinh lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không bị nhiều đinh lăng gây mùi hắc, sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.

+ Sử dụng đinh lăng làm các món ăn hàng ngày. Các món ăn phổ biến là món trứng chiên, cá kho và cháo tim heo…  Đây còn là các món ăn tốt cho việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

6. Lưu ý trong việc sử dụng cây Đinh lăng

Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá mức, vẫn có thể gây ngộ độc. Dễ thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.

Trong rễ cây đinh lăng lại có chứa nhiều saponin. Loại chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Dùng cây đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, khi muốn sử dụng Đinh lăng, bạn nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ điều trị. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích.

Xem thêm tại : Home Care Sau Sinh

XEM THÊM