Tại sao bạn nên giải độc gan?
Hàng ngày, gan là bộ phận đang làm việc nhiều nhất trong cơ thể mỗi chúng ta nhưng bạn đã hiểu và biết cách cải thiện,detox thanh lọc một cách hiệu quả, đúng cách thì không phải ai cũng làm được.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi cá nhân, gan có sức nặng từ 1.100 đến 1.800 gram. Gan phụ nữ nhỏ hơn gan đàn ông. Gan nằm dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi hoành cách mô (diaphram). Theo truyền thống, gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lobes), thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Dây chằng này nối liền gan với hoành cách mô và thành bụng trước. Tuy nhiên, sự phân chia này không tương ứng với cơ cấu của lá gan, nên ngày nay, người ta chia lá gan thành 8 khúc (segment) dựa vào những phân phối của mạch máu.
CHỨC NĂNG CỦA GAN
Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.
CHUYỂN HÓA CHẤT ÐƯỜNG
Ðường là nguồn năng lượng chính cho óc, hồng huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào gan. Trong thời gian “nhịn ăn” này, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho óc. Khi gan bị chai, khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự thăng giảm thất thường của chất đường trong máu.
Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide), và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức mà không cần phải biến chế hoặc thay đổi.
Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi. Một trường hợp ngoại lệ là nho, một loại trái cây chứa đựng nhiều glucose (một loại đường đơn) nhất. Ðường đôi như lactose (đến từ sữa), sucrose (đến từ các loại đường mía, đường củ cải cũng như đa số các loại trái cây) cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ.
Nhiều người Việt Nam, vì thiếu phân hóa tố lactase, nên không thể tiêu hóa được chất sữa (lactose intolerance). Những người này thường bị sình bụng, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy sau mỗi lần uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm pha chế từ sữa như bơ, cheese, v.v.
Tinh bột (starch) cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai, v.v. Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau. Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.
SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN HÓA CHẤT ACID BÉO (Fatty Acid) và MỠ (lipids)
Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ (lipids) quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà. Vì thế, khi gan bị tổn thương, “nhà” sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ.
Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và biến chế các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ (lipoproteins). Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau.
Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt nâu (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua v.v.
BÀO CHẾ & THOÁI BIẾN CHẤT ÐẠM (Protein Synthesis & Degradation)
Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể.
Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích (oncotic pressure), chất albumin này là những “xe vận tải” chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan bị chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng (edema). Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu (clotting factors).
Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.
THANH LỌC ÐỘC TỐ
Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ-tan-trong-nước (water-soluble) sẽ được loại qua thận. Những độc tố tan-trong-mỡ (lipid-soluble), sẽ được biến chế bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan bị chai, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.
TỔNG HỢP CHẤT MẬT
Chất mật (bile) sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo.
Vì thế, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.
xem thêm bài viết : dịch vụ chăm sóc bà bầu
Vậy gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác “lang thang” trong máu. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính và quan trọng của gan là thanh lọc độc tố.
Giải độc, thanh lọc như thế nào để gan có thể làm việc tốt.
Khi thấy các triệu chứng bứt rứt, nổi mụn, táo bón, … nhiều người vội tìm đến các loại nước thanh nhiệt, mát gan như nước cây nhân trần, cam thảo, rễ tranh, atiso, hỗn hợp nước detox chanh + gừng, táo … với suy nghĩ thảo dược thì không hại, lại là thảo dược giải độc thì càng uống gan sẽ càng “sạch”.
Uống thuốc giải độc gan thì khỏi phải lo gan yếu. Nhiều trường hợp còn uống chúng thay cho nước lọc. Ngoài ra, bản chất của các loại nước trên là lợi tiểu, khi dùng quá nhiều, sẽ tăng sức ép lên thận, khiến thận bài tiết quá mức, dễ dẫn đến suy thận.
Nhưng bạn đã giải độc đúng cách?
Theo các chuyên gia, nhiều người ỷ lại đã có thuốc giải độc nên không cần hạn chế bia rượu. Nhưng nếu uống thuốc giải độc mà vẫn uống bia rượu thì không có thuốc nào giúp gan khỏe được.
Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều các món chứa dầu mỡ, các món béo, ngọt, … rồi chỉ chăm chăm giải độc vẫn là chưa đủ. Độc chất đi vào gan chủ yếu qua đường ăn uống, ngay cả khi bạn chọn đúng sản phẩm giải độc tốt nhưng vì quá ỷ lại vào thuốc nên không điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng không đạt được hiệu quả giải độc như mong đợi.
Giải độc đúng cách và chống độc để gan không suy yếu
Xem thêm bài viết : Dịch vụ chăm sóc sau sinh
Giải độc vốn dĩ là quá trình tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể. Để giải độc cho cơ thể, bạn vẫn có thể dùng các loại thảo dược mát gan, nhưng cần lưu ý liều dùng, mỗi ngày 1 cốc để giúp làm mát cơ thể và tuyệt nhiên không dùng thay nước uống. Về chọn lựa sản phẩm giải độc, cần chú ý nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có kiểm chứng lâm sàng và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Đồng thời cần lưu ý:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng (hạn chế bia rượu, thức ăn dầu mỡ, tăng cường rau xanh, trái cây…)
- Thường xuyên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày
- Bỏ các thói quen sống hại gan như thuốc lá, thức khuya, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh…
Xem thêm nhiều bài viết tại : Spa sau sinh
Đặc biệt, khi chọn sản phẩm, bên cạnh công dụng giải độc, người dùng cần quan tâm đến việc chống độc cho gan, bởi trước vấn nạn thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường như hiện nay càng không thể “bị động” chờ gan “nhiễm độc” rồi mới giải độc, thải độc. Chủ động chống độc cho gan về dài lâu mới là giải pháp bền vững, an toàn, giúp gan luôn khỏe mạnh chống lại các yếu tố gây hại.
Giải độc, bảo vệ gan từ gốc bằng thảo dược tự nhiên được chuyên gia khuyên dùng.
Xem thêm bài viết : Nước uống thuần thảo dược thải độc gan.